PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THIÊN ĐỨC

Dịch vụ tiên phong - Y đức làm đầu
Tổ dân phố Xuân Hòa, Phường Hải Hòa, Thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa

Ung thư vú: Dấu hiệu nhận biết - Nguyên nhân & cách điều trị

Tác giảCÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN Y TẾ THIÊN ĐỨC

Ung thư vú là căn bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất trong số các bệnh ung thư ở nữ giới. Tuy nhiên khá nhiều người vẫn chưa biết các dấu hiệu nhận biết cũng như nguyên nhân & các phương pháp điều trị căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé.

1. Ung thư vú là gì?

Ung thư vú (breast cancer) là bệnh lý u vú ác tính khi các tế bào ác tính hình thành từ trong mô tuyến vú. Các tế bào ung thư sau đó có thể phát triển lan rộng ra toàn bộ vú và di căn vào xương và các bộ phận khác trên cơ thể, đau đớn sẽ càng nhân lên. Theo Trung tâm ghi nhận ung thư toàn cầu Globocan, tỷ lệ mắc mới trên toàn cầu của ung thư vú ở nữ giới là 24.5% cao nhất trong số các loại ung thư ở phụ nữ (số liệu năm 2020). Ung thư vú ở nam giới chiếm khoảng 1% các trường hợp.
Loại ung thư vú thường gặp nhất là ung thư ống tuyến vú (ductal carcinoma), xuất phát từ tế bào của ống tuyến. Ung thư xuất phát từ tiểu thùy và thùy tuyến vú được gọi là ung thư tiểu thùy (lobular carcinoma). Ung thư vú dạng viêm thường có biểu hiện sưng, nóng và đỏ, đây là dạng ung thư vú ít gặp.

2. Ung thư vú có nguy hiểm không?

Theo báo cáo tháng 3/2022 của Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS) cho biết, 99% số người được điều trị ung thư vú ở giai đoạn sớm nhất sống được 5 năm hoặc lâu hơn sau khi được mong chờ và tỷ lệ sống sót của những người mắc bệnh ung thư vú di căn là 28% nếu duy trì điều trị kéo dài. Tỷ lệ sống sót đối với bệnh ung thư vú sẽ cao hơn nếu được dự đoán và điều trị sớm. Việc tự kiểm tra vú và khám tầm soát tuyến vú thường xuyên có thể giúp bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào khi chúng xảy ra. 
Các triệu chứng nhận biết ung thư vú như:

  • Xuất hiện khối u ở vú, gần xung quanh vú hoặc dưới nách;
  • Dịch từ núm vú đặc biệt dịch có máu;
  • Vết lõm da vú hoặc dày da vú;
  • Đau nhức vùng vú hoặc núm vú;
  • Biểu hiện tụt núm vú;
  • Vú có sự thay đổi về kích thước và hình dáng;
  • Da vùng vú, quầng vú hoặc núm vú có vảy, đỏ hoặc sưng;
  • Vết lõm da vú giống như da quả cam gọi là sần da cam.

3. Nguyên nhân dẫn tới Ung thư vú

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên hoặc thúc đẩy sự phát triển của ung thư vú, có thể kể đến là:

  • Lớn tuổi.
  • Phụ nữ sinh con đầu lòng muộn, không có khả năng sinh sản hoặc không cho con bú.
  • Do gen di truyền: Nếu trong gia đình có mẹ hoặc bà, anh chị em mắc bệnh này thì bạn cũng nên đi bệnh viện kiểm tra, bởi bệnh này có thể di truyền trong các thành viên trong gia đình.
  • Có kinh nguyệt sớm hay mãn kinh muộn cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Những người có tiền sử các bệnh liên quan đến vú như xơ nang tuyến vú,...
  • Sống trong môi trường độc hại, ô nhiễm cũng tạo điều kiện phát sinh ung thư vú.
  • Béo phì, lười vận động, ăn thức ăn nghèo vitamin, hút thuốc lá, uống rượu cũng có nguy cơ bị ung thư vú.
  • Phụ nữ một số đột biến về gen như BRCA 1 hoặc BRCA 2. Theo thống kê khoảng 10% số ca ung thư vú có yếu tố gen đột biến.

4. Phương pháp chẩn đoán ung thư vú

  • Khám vú
  • Siêu âm vú
  • Chụp X-quang tuyến vú (chụp Mammography)
  • Chụp cộng hưởng từ
  • Xét nghiệm dịch từ núm vú
  • Sinh thiết vú

Chụp X-quang vú Mammography - Bước tiến trong tầm soát ung thư tuyến vú

5. Các phương pháp điều trị ung thư vú

5.1. Phẫu thuật

Phần lớn bệnh nhân ung thư vú đều sẽ được phẫu thuật để cắt bỏ khối u tuyến vú. Một số phương pháp phẫu thuật ung thư vú bao gồm:

Phẫu thuật cắt vú bảo tồn (breast-conserving surgery): Phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính và một ít tế bào lành tính xung quanh khối u, và không cắt bỏ toàn bộ mô vú còn lại.

Phẫu thuật cắt toàn bộ vú (total mastectomy): Phẫu thuật cắt toàn bộ vú. Nó còn được gọi là phẫu thuật cắt vú đơn giản (simple mastectomy). Có thể kết hợp lấy một vài hạch nách.

Phẫu thuật cắt vú triệt để cải biên (modified radical mastectomy): Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú, hạch nách và một phần cơ ngực.

5.2. Hóa trị

Sử dụng thuốc hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư. Khi thực hiện hóa trị (bằng đường uống hoặc đường tiêm truyền), thuốc sẽ theo đường máu để tìm diệt tế bào ung thư trong cơ thể. Hóa trị có thể thực hiện trước mổ, sau mổ hoặc lúc tế bào ung thư đã cho di căn xa.

5.3. Xạ trị

Điều trị ung thư vú bằng xạ trị là phương pháp sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn sự phát triển của chúng. Cách thức xạ trị được thực hiện tùy thuộc loại và giai đoạn của ung thư.

5.4. Liệu pháp nhắm trúng đích

Là sử dụng các loại thuốc hoặc chế phẩm có tác động “chọn lọc” lên một hay nhiều đặc tính riêng biệt của các loại tế bào ung thư. So với hóa trị hoặc xạ trị, liệu pháp trúng đích thường ít gây tác dụng phụ lên tế bào lành.

5.5. Liệu pháp nội tiết tố

Là phương pháp điều trị để loại bỏ nội tiết tố hoặc ức chế sự hoạt động của nội tiết tố từ đó làm ngưng sự phát triển của tế bào ung thư.

5.6. Liệu pháp miễn dịch

Là biện pháp điều trị sử dụng hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để chống lại bệnh ung thư.

6. Phòng ngừa ung thư vú

6.1. Dinh dưỡng

Hiện nay, không có một loại thực phẩm hay chế độ ăn có thể ngăn chặn ung thư vú. Tuy nhiên việc lựa chọn đúng thực phẩm và chế độ ăn có thể giúp cơ thể bạn khỏe mạnh nhất có thể, tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở mức thấp nhất có thể. Và không có thực phẩm hoặc chế độ ăn uống nào có thể chữa khỏi ung thư, mặc dù một số chúng có thể giúp kiểm soát tác dụng phụ của việc điều trị hoặc giúp cơ thể bạn khỏe lại sau khi điều trị. Một số lựa chọn thực phẩm có thể giúp điều trị ung thư hiệu quả hơn hoặc có thể giúp bạn khỏe mạnh.

  • Giữ trọng lượng cơ thể của bạn trong mức phù hợp.
  • Ăn nhiều rau và trái cây.
  • Hạn chế lượng chất béo bão hòa tiêu thụ dưới 10% tổng lượng calo mỗi ngày và lượng chất béo tiêu thụ được khuyến cáo nên ở khoảng 30gr mỗi ngày.
  • Sử dụng thêm các thực phẩm giàu omega-3 và axit béo, hạn chế sử dụng các chất béo chuyển hóa, thực phẩm chế biến sắn chứa nhiều phụ gia.

6.2. Tập thể dục

Phụ nữ tập thể dục hơn 4 tiếng mỗi tuần được ghi nhận có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn phụ nữ không tập thể dục. Hiệu quả của việc tập thể dục trong việc làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú được ghi nhận rõ rệt ở phụ nữ tiền mãn kinh có cân nặng bình thường hoặc thấp.

6.3. Tự khám vú tại nhà

Tự khám vú là việc làm quan trọng giúp phát hiện sớm ung thư vú nhờ sớm nhận ra những dấu hiệu bất thường xuất hiện ở vú. Việc kiểm tra vú hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nà và định kỳ mỗi tháng bạn nên kiểm tra 1 lần, thường là vào ngày thứ 7 – 10 của chu kỳ kinh (Ngày 1 của chu kỳ kinh = ngày bắt đầu thấy kinh) vì ở thời điểm này phần vú mềm nhất, bạn sẽ dễ dàng tự khám để phát hiện bất thường. Việc tự khám có thể dễ dàng thực hiện theo hướng dẫn ở hình dưới.

Phần lớn các khối u vú là những thay đổi lành tính của tuyến vú, chỉ khoảng 10 – 20% khối u là ác tính. Do đó, khuyến cáo chị em phụ nữ từ 40 tuổi nên chủ động tầm soát vú mỗi năm.

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận